Chào mừng các bạn đến với Forum của VNMED,

- Mời bạn đăng nhập để có thể tham gia tất cả các diễn đàn và xem được tất cả các bài viết.
- Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản, hãy chọn "Đăng ký" (chỉ mất 2 phút để trở thành thành viên của forum). Lưu ý: xin vui lòng cho biết tên thật của bạn và đơn vị mà bạn đang học tập hay công tác. Xin chân thành cám ơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. Thân chào!

Join the forum, it's quick and easy

Chào mừng các bạn đến với Forum của VNMED,

- Mời bạn đăng nhập để có thể tham gia tất cả các diễn đàn và xem được tất cả các bài viết.
- Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản, hãy chọn "Đăng ký" (chỉ mất 2 phút để trở thành thành viên của forum). Lưu ý: xin vui lòng cho biết tên thật của bạn và đơn vị mà bạn đang học tập hay công tác. Xin chân thành cám ơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. Thân chào!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Cẩm nang tư duy

    chocolotus
    chocolotus
    VIP
    VIP


    Nam
    Tổng số bài gửi : 258
    Age : 38
    Đến từ : Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
    Sở thích : thích kết nối bạn bè
    Tài sản (PFD) : 11923
    Anh hùng điểm : 0
    Registration date : 25/02/2008

    Cẩm nang tư duy Empty Cẩm nang tư duy

    Bài gửi by chocolotus 7/4/2009, 3:36 pm

    Nguyễn Tất Thịnh
    Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia

    Tôi đã tổng kết những mô hình tư duy đó và sử dụng rất nhiều và có hiệu quả rõ ràng trong các chương trình giảng dạy, tư vấn và làm việc của mình. Những lần hướng dẫn Đối tác áp dụng nó trong cải tiến công việc, nghiên cứu một vấn đề mới, cho đến sáng tạo nên một loại Sản phẩm/ Dịch vụ mới rất dễ dàng và hữu ích... Điều tuyệt vời hơn, như một phần thưởng tinh thần cho cá nhân tôi là các Bạn, hay Đối tác ngay sau lần trực tiếp hướng dẫn đã có thể sử dụng nó như công cụ tư duy của chính họ trong công việc hàng ngày! Tôi vẫn chủ trương trình bày nó dưới dạng sơ đồ với những dẫn giải rất ngắn, xúc tích và đòi hỏi Bạn đọc có tinh thần thư thái, cởi mở cách nghĩ, không hiểu ngay thì thôi, đừng có bắt ép mình mà mệt mỏi... Bản thân cái cách như thế cũng có tác dụng làm chúng ta quen với việc Tư duy như một việc nhẹ nhàng, giải trí và đặc biệt điều chỉnh tâm thế của mình tĩnh lặng hơn... chắc chắn các Bạn sẽ hiểu! Hơn nữa Tư duy đó là việc thường xuyên và lâu dài với Triết lý: Tôi tư duy là tôi Tồn tại! Và vì là chia sẻ, tự nguyện như mong muốn đem cái hay mà mình thấy hữu ích đến mọi người... còn đúng thế nào, dùng tiếp như thế nào là cách của mỗi Bạn. Newton chả giữ cái Định luật Vạn vật Hấp dẫn cho riêng mình - nó vốn là của Vũ trụ... và mãi sau này con người mới ứng dụng được Định luật đó, không ở chỗ thay đổi được nó mà vĩ đại là hiểu thấu đáo và vận dụng được nó mà làm ra được con Tàu không gian với đường bay như thế nào dễ dàng và tốn ít nhiên liệu nhất!

    Tư duy là quá trình vận động đặc biệt phức tạp của Não... Nhưng hơn hẳn những loài động vật có Não (hệ thần kinh trung ương) khác, là ở Con người - đó không chỉ là quá trình phản ứng hóa sinh hay xử lý thông tin thông thường của Não đối với những thông tin tiếp nhận được thông qua các Giác quan động vật - mà hơn thế, là sự kết nối - tôi gọi là 'mạng logic' giữa những 'Trung khu thần kinh' chuyên biệt... Động lực của sự kết nối này là Lý giải Sự vật Hiện tượng + Tự Hoàn Thiện Nhận Biết.... đặc biệt ở Con người... Sự tiếp nhận của chúng ta, thông thường bằng cách Hiểu (ví dụ người khác nói, trình bày sao cho chúng ta hiểu được...) nghĩa là một điều mới đi vào được chúng ta bởi chúng ta hiểu nó. Do đó chính cái 'kiến thức hữu hạn trong bản thân ta' hóa ra lại là một cản trở cho việc tiếp nhận điều mới... (IQ) Do vậy bằng cách thứ hai để tiếp nhận là Cảm nhận... (EQ), nhờ cách này chúng ta có khả năng tiếp nhận những điều mới lớn hơn và cởi mở hơn rất nhiều: ví dụ: nghe nhạc và lời Trịnh Công Sơn, rất nhiều người không hiểu, không diễn tả được bằng lời, bằng tri thức vốn có, nhưng Cảm Nhận được và rất thích, rất hướng thượng... Tiếp nhận bằng cách thứ ba: là Đức Tin!!! Điều này đặc biệt quan trọng để chúng ta nung nấu cho một hành trình khó khăn, dài dằng dặc nhưng thánh thoát làm... cho việc tiếp nhận vô vàn những điều mới khác, không chỉ là nhất thời Sự vật Hiện tượng mà ta muốn biết...
    Ví dụ: Chúng ta làm sao mà đã hiểu được muôn vàn bí ẩn của Vũ trụ, của Cuộc sống...? Nhưng có Đức Tin (vào những Giá trị Tuyệt đối... bất chấp trình độ văn minh nhân loại cao hay thấp những Con người luôn tin tưởng, và dựa vào... để tiếp tục phát triển tư duy và cuộc sống...) Con người chúng ta dần dần sẽ tiếp cận được những điều cao siêu đúng với tinh thần tôi vô cùng tin và đã viết rằng : Con người là Một phần của Thương Đế!!!

    Và để rộng đường hơn nữa cho sự chia sẻ và kích thích mỗi chúng ta tư duy theo cách của mình tôi thấy cần đưa đến Bạn đọc 4 slides dưới đây – Tôi đã giành một thời gian rất dài để chiêm nghiệm, đúc kết làm cẩm nang hướng dẫn Tư duy của chính mình…( sẽ thường xuyên xuất hiện ở góc trên bên trái web chungta.com như một nguồn tham khảo cho việc hiểu kĩ thêm những điều tôi hay các tác giả / bạn đọc khác đã từng viết trong các bài)

    Cẩm nang tư duy Cam-nang-tu-duyCẩm nang tư duy Think-3Cẩm nang tư duy Lo-trinh


    [Trích www.chungta.com]


    Được sửa bởi chocolotus ngày 14/1/2012, 4:13 pm; sửa lần 1.
    chocolotus
    chocolotus
    VIP
    VIP


    Nam
    Tổng số bài gửi : 258
    Age : 38
    Đến từ : Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
    Sở thích : thích kết nối bạn bè
    Tài sản (PFD) : 11923
    Anh hùng điểm : 0
    Registration date : 25/02/2008

    Cẩm nang tư duy Empty Re: Cẩm nang tư duy

    Bài gửi by chocolotus 7/4/2009, 3:44 pm

    Sau đây là ví dụ về các câu hỏi mở có tác dụng tạo nền tảng cho việc thảo luận và chia sẻ ý kiến:

    "Anh có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy là chúng ta đang gặp khó khăn?".

    "Đây là vấn đề độc lập hay có liên quan tới các phòng ban khác?".

    "Chúng ta có thể đánh giá tầm quan trọng của vấn đề như thế nào?".

    Trái lại, những câu hỏi đóng thường chỉ cho ra câu trả lời "có" hoặc "không". Ví dụ:

    "Như vậy là anh đã trao đổi với phòng tài chính và phòng thiết kế về việc này phải không?".

    "Anh thật sự tin rằng chúng ta cần phải ra quyết định nhanh chóng ư?"

    Việc thảo luận và chia sẻ ý kiến sẽ giúp bạn tìm ra
    cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho bước tiếp
    theo của quy trình ra quyết định, đó là đề xuất các phương án.

    Tóm tắt

    + Việc nhìn nhận vấn đề chính là cửa sổ tinh thần để chúng ta xem xét vấn đề, tình huống hay cơ hội.

    + Nhìn nhận vấn đề đúng là yếu tố căn bản để có thể tiến đến quyết định hợp lý.

    + Hãy thận trọng vì một số người cố tình chuyển hướng vấn đề theo chủ đích cá nhân của họ.

    + Hãy thử thách cách nhìn nhận vấn đề đầu tiên và chủ động tìm thêm những cách nhìn nhận khác.

    + Hãy sáng suốt để nhận ra những giả định dựa trên thành kiến, cũng như những sai lầm trong tất cả các cách nhìn nhận vấn đề.
    chocolotus
    chocolotus
    VIP
    VIP


    Nam
    Tổng số bài gửi : 258
    Age : 38
    Đến từ : Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
    Sở thích : thích kết nối bạn bè
    Tài sản (PFD) : 11923
    Anh hùng điểm : 0
    Registration date : 25/02/2008

    Cẩm nang tư duy Empty Re: Cẩm nang tư duy

    Bài gửi by chocolotus 7/4/2009, 3:48 pm

    Algorithm là gì?




    Trở lại quá khứ xa hơn trong từ điển toán học Vollstandiges Mathematiesches
    Lexikon, Leipzig, 1747 có giải thích rằng algorithm là "tổ hợp của bốn
    phép toán số học bao gồm cộng, trừ, nhân, chia".

    Các nhà nghiên cứu lịch sử toán học đã tìm ra chính xác nguồn gốc của từ
    "algorism". Algorism là tên của một nhà bác học nổi tiếng người Arập
    là Abu Jafar Mohammed ibn Musâ al Khowârizmi. Phiên âm của từ al Khowârizmi
    chính là Algorism. Ông là người đã viết hai quyển sách nổi tiếng là "Sơ
    lược về các phép tính trên al jafar và al mukabal" và "Về hệ đếm ấn
    độ" vào khoảng năm 850. Đây là những quyển sách giáo khoa nổi tiếng về
    toán, đặt nền móng cho sự phát triển độc lập ngành đại số. Nguồn gốc các từ
    Algorithm (thuật toán) và Algebra (đại số) đều xuất phát từ những tác phẩm này.

    Ngày nay, algorithm được hiểu như thế nào? Ta hãy xem lời giải thích trong
    Oxford Advanced Learner's Dictionary:

    Set of rules and procedures that must be followed in solving a problem. -
    Tập hợp các qui tắc và thủ tục theo trật tự nhất định để giải quyết một vấn đề.


    Như vậy khái niệm và ý nghĩa của từ "Algorithm" đã được nêu rõ.
    Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn những đặc trưng, tính chất cơ bản của
    khái niệm này. Trước khi đi tiếp cuộc hành trình, chúng ta hãy cùng nhau kiểm
    tra lại kiến thức và hiểu biết của chính mình.

    Bài tập 1: Các bạn học sinh khối Tiểu học khi học đến các phép toán
    (cộng, trừ, nhân, chia) thường hay gặp các bài toán yêu cầu tính nhanh. Theo
    bạn tính "nhanh" ở đây phải hiểu theo nghĩa gì? Tính chính xác hơn,
    tính nhanh hơn theo thời gian hay tối ưu hơn theo số các bước thực hiện. Em hãy
    cho một vài ví dụ về tính bình thường và tính nhanh.

    2. Đặc trưng của Algorithm

    Algorithm - Thuật giải. ý nghĩa của từ này giờ đây ai cũng hiểu. Trong tiếng
    Anh có một loạt các từ có ý nghĩa tương tự như vậy: instruction, receipt,
    process, method, procedure, program... Tuy nhiên từ Algorithm vẫn mang một số
    đặc trưng nhất định tiêu biểu cho một thuật toán phải có. Các đặc trưng cơ bản
    của một thuật toán bao gồm:

    A. Tính hữu hạn

    Một thuật toán bao giờ cũng phải kết thúc sau hữu hạn bước mặc dù số bước
    này có thể rất lớn.

    B. Tính xác định

    Mọi bước của một thuật giải bao giờ cũng được xác định rõ ràng, chính xác và
    do đó luôn thực hiện được.

    C. Giá trị vào

    Mỗi thuật toán đều có một số giá trị nhập vào, chúng được gọi là Input
    values.

    D. Giá trị ra

    Mỗi thuật toán có một số giá trị đưa ra, chúng được gọi là Output values.

    E. Tính hiệu quả

    Tính hiệu quả được thể hiện bởi khả năng thực thi các bước của thuật toán để
    đạt được kết quả mong muốn và tổng thời gian thực hiện thuật toán phải đủ nhỏ. Chú
    ý: Trên thực tế để đánh giá tính hiệu quả của các thuật toán, người ta thường
    qui về các đơn vị tính sơ cấp. Tính hiệu quả của một thuật giải được đo bởi số
    lượng các đơn vị tính sơ cấp mà thuật toán này yêu cần thực hiện. Ví dụ cho các
    phép tính sơ cấp đó là phép +, -, *, : các số tự nhiên nhỏ hơn 10.

    Ví dụ để tính 5 + 7 = 12, các em cần 1 đơn vị tính. Nhưng nếu tính 15 + 7 =
    22, các em phải dùng 2 đơn vị tính: 5 + 7 = 12 (ghi 2 cho vay 1) và 1 + 1 = 2. Bài
    tập 2:
    Các phép tính sau sử dụng hết bao nhiêu đơn vị tính:

    45 + 12

    202 + 89

    1102 + 6723

    3. Ví dụ 1: Thuật toán Euclid

    Thuật toán Euclid được phát biểu vào những năm đầu thế kỷ này và được coi là
    mẫu mực về thuật giải. Ta sẽ xét một vài thuật toán này:

    A. Thuật toán tìm ước số chung lớn nhất của 2 số cho trước m, n.

    1. Chia m cho n được số dư là r (0 <= r < n)

    2. Nếu r=0 thì n là số phải tìm, kết thúc.

    3. Đặt m=n, n=r và quay lại bước 1.

    Ví dụ với cặp số m=18, n=12 các bước của thuật toán trên như sau:.

    1. m=18, n=12, r = 6

    2. m=12, n = 6

    3. m=12, n=6, r=0

    4. Kết thúc. Kết quả 6.

    B. Thuật toán tìm ước số chung lớn nhất của d của 2 số tự nhiên n, m và tìm
    cặp số nguyên a, b sao cho d=am+bn (thuật toán Euclid tổng quát).

    1. Đặt á=b=1, a=b'=0, c=m, d=n.

    2. Chia c cho d được thương là q và số dư là r.

    c= qd + r (0 <= r< d).

    3. Nếu r=0, thuật toán kết thúc, đáp số là d=am+bn.

    4. Đặt c=d, d=r

    t=á, á=a

    a=t-qa

    t=b', b'=b

    b=t-qb

    và quay lại bước 2.

    Bài tập 3: Hãy thực hiện các bước của thuật toán trên với m=30, n=27.
    chocolotus
    chocolotus
    VIP
    VIP


    Nam
    Tổng số bài gửi : 258
    Age : 38
    Đến từ : Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
    Sở thích : thích kết nối bạn bè
    Tài sản (PFD) : 11923
    Anh hùng điểm : 0
    Registration date : 25/02/2008

    Cẩm nang tư duy Empty Re: Cẩm nang tư duy

    Bài gửi by chocolotus 7/4/2009, 3:50 pm

    FISHBONE - Công cụ tư duy

    1. Công cụ FISHBONE là gì ?
    Đó là công cụ phân tích nguyên nhân và hậu quả của một vấn đề. Biểu đồ
    FISHBONE
    đã được sáng lập bởi tiến sĩ kauro Ishikawa của trường đai học Tokyo
    Nhật Bản vào năm 1943. Nó được mang tên FISHBONE vì được vẽ theo hình
    xương cá : đầu cá là hậu quả, từng xương cá là nguyên nhân gốc và các
    nhánh xương là nguyên nhân phụ.
    2.Khi nào dùng công cụ FISHBONE ?
    • Khi có nhu cầu tìm hiểu một vấn đề để xác định nguyên nhân gốc

    Khi muốn tìm hiểu tất cả các lý do có thể có tại sao một tiến trình
    giải quyết vấnđề gặp những khó khăn, các vấn đề hoặc những thất bại.
    • Khi có nhu cầu nhận diện các lãnh vực thu thập thông tin
    • Khi muốn tìm hiểu lý do một tiến trình không đưa đến những kết quả mong
    muốn.

    Cẩm nang tư duy FISHBONE_HI_RES3

    3. Biểu đồ FISHBONE được xây dựng như thế nào ?
    Các bước thực hiện :
    Bước 1 : Vẽ biểu đồ xương cá
    Bước 2 : Liệt kê vấn đề chính cần phân tích ở “ đầu cá”
    Bước
    3 : Đặt tên cho mỗi nhánh xương cá, ví dụ như : Con người, chính sách,
    môi trường làm việc, phương pháp ( lãnh vực phân tích hay là nguyên nhân
    gốc)
    Bước
    4 : Sử dụng kỹ thuật “động não” để xác định các yếu tố ở từng lãnh vực
    nêu trên có thể ảnh hưởng đến vấn đề. Nhóm tự hỏi “ Cái gì gây ra?”
    Bước
    5 : Lập lại cách thức này với mỗi yếu tố của lãnh vực để phát hiện các
    yếu tố nhánh phụ. Nhóm tiếp tục tự đặt câu hỏi :”Tại sao cái đó xảy ra?”
    Bước 6 : Tiếp tục cho đến khi không còn thông tin hữu ích nữa.
    Bước
    7 : Phân tích các kết quả của “xương cá” sau khi được mọi người trong
    nhóm nhất trí với luợng thông tin thu thập được theo từng lãnh vực.
    Bước
    8 : Nhóm thỏa thuận về thử tự ưu tiên về tầm quan tr5ong của các nguyên
    nhân được nêu và đó là nhũng nguyên nhân gốc cần có giải pháp khắc
    phục. (Xem ở trang kế tiếp một ví dụ về biểu đồ “xương cá” phân tích các
    nguyên nhân của chất lượng kém của một sản phẩm.). Để đi đến tận gốc của
    ván đề, chúng ta cần sử dụng cách thức được gọi là 5 Whys ( 5 tại sao ?),

    Ví như :
    1. Tại sao xe anh không chạy được nữa ?
    - Tại vì hết xăng
    2. Tại sao lại hết xăng?
    - Tại tôi chưa đổ xăng
    3. Tại sao anh chưa đổ xăng ?
    - Tại tôi không có tiền
    4. Tại sao anh không có tiền ?
    - Tại tôi nhậu hết rồi !
    5. Tại sao anh nhậu hết tiền ?
    - Tại tôi nghiện rựou và thích vui chơi với bạn bè.
    Việc sử dụng 5 Whys trong lúc sử dụng công cụ “Xương cá” sẽ giúp chúng
    ta đi sâu vấn đề để có thể phát hiện cái gốc rễ thật sự của nó và như
    vậy mới có được những giải pháp đúng. Đây là một công cụ lý thú. Một
    mặt nó dễ thực hiện và áp dụng. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi áp dụng mà
    không có được ít nhất vài kỹ năng trong tổ chức như biết cách
    cùng làm việc với người khác, đi tìm chân lý, cởi mở với những ý kiến khác nhau.

    Tài liệu tham khảo
    1. Http://www.quickmba.com/strategy/swot
    2. Http://www.sdcoe.k12.ca.us/score/actbank/tfish.htm




    chocolotus
    chocolotus
    VIP
    VIP


    Nam
    Tổng số bài gửi : 258
    Age : 38
    Đến từ : Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
    Sở thích : thích kết nối bạn bè
    Tài sản (PFD) : 11923
    Anh hùng điểm : 0
    Registration date : 25/02/2008

    Cẩm nang tư duy Empty Re: Cẩm nang tư duy

    Bài gửi by chocolotus 7/4/2009, 3:51 pm

    CÁCH LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY

    Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con
    số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não
    – não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng
    ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng.
    Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ
    não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử
    dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để
    giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này

    Bản đồ tư duy là gì?

    Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ
    nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra
    ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu
    quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn.


    Ví dụ về bản đồ tư duy
    http://files.myopera.com/lvchien/blog/LearningPower_MindMap.gif

    Bản đồ tư duy giúp gì cho bạn?

    Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn:
    1.Sáng tạo hơn
    2.Tiết kiệm thời gian
    3.Ghi nhớ tốt hơn
    4.Nhìn thấy bức tranh tổng thể
    5.Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
    6.và ...

    Một số hướng dẫn khi tạo bản đồ tư duy

    1.Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải
    dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp
    bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp
    chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
    2.Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh
    3.Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
    nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp
    hai,.... bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm
    thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau,
    bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm
    việc bằng sự liên tưởng
    4.Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
    5.Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,...)
    6.Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong
    được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
    7.Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm

    Bản đồ tư duy trên máy tính - Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính
    • MindManager – Phần mềm này đã được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam.
    MindManager chỉ chạy được trên hệ điều hành Microsoft Windows
    • FreeMind Phần mềm nguồn mở, chạy trên hệ điều hành Windows, Mac và
    Linux. Hiện nay nhóm mã nguồn mở của HueCIT đã nghiên cứu và viết tài
    liệu hướng dẫn sử dụng
    • Một số phần mềm khác: ConceptDraw MINDMAP, Visual Mind, Axon Idea Processor, Inspiration,...

    Về tác giả Tony Buzan
    Tony Buzan là người sáng tạo ra phương
    pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự
    về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên
    của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu
    thế giới về não bộ.
    Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3
    triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến
    nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức
    ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Ngoài
    ra, ông còn có một số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map
    Book
    Liên kết (Links)
    1. Video giới thiệu về "Sơ đồ tư duy"
    https://www.youtube.com/watch?v=MlabrWv25qQ
    https://www.youtube.com/watch?v=uvnbKEHOQIY
    https://www.youtube.com/watch?v=-goFn_n0Qkk
    ....
    2. Giới thiệu về Bản đồ tư duy trên website Sức sống mới
    http://www3.sucsongmoi.com.vn/giaodu...SSMTVShow_view

    Tài liệu tham khảo
    [1] Mind Map and Mind Mapping. [Online]. Availble at: http://members.optusnet.com.au/~char...ative/Mindmap/
    [2] Tony Buzan - Một bộ não siêu phàm về tư duy sáng tạo. [Online].
    Availble at: http://www.laodong.com.vn/Home/quoct.../28666.laodong
    [3] Buzan, T. (2002), How to Mind map (Lập bản đồ tư duy)
    [4] Video giới thiệu về "Sơ đồ tư duy". [Online]. Availble at: http://www.sodotuduy.com/mindmap.asp?url=tour

    Sponsored content


    Cẩm nang tư duy Empty Re: Cẩm nang tư duy

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 20/5/2024, 9:57 am