Chào mừng các bạn đến với Forum của VNMED,

- Mời bạn đăng nhập để có thể tham gia tất cả các diễn đàn và xem được tất cả các bài viết.
- Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản, hãy chọn "Đăng ký" (chỉ mất 2 phút để trở thành thành viên của forum). Lưu ý: xin vui lòng cho biết tên thật của bạn và đơn vị mà bạn đang học tập hay công tác. Xin chân thành cám ơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. Thân chào!

Join the forum, it's quick and easy

Chào mừng các bạn đến với Forum của VNMED,

- Mời bạn đăng nhập để có thể tham gia tất cả các diễn đàn và xem được tất cả các bài viết.
- Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản, hãy chọn "Đăng ký" (chỉ mất 2 phút để trở thành thành viên của forum). Lưu ý: xin vui lòng cho biết tên thật của bạn và đơn vị mà bạn đang học tập hay công tác. Xin chân thành cám ơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. Thân chào!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Cách nhìn giới trẻ

    chocolotus
    chocolotus
    VIP
    VIP


    Nam
    Tổng số bài gửi : 258
    Age : 37
    Đến từ : Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
    Sở thích : thích kết nối bạn bè
    Tài sản (PFD) : 11817
    Anh hùng điểm : 0
    Registration date : 25/02/2008

    Cách nhìn giới trẻ Empty Cách nhìn giới trẻ

    Bài gửi by chocolotus 26/5/2008, 3:21 pm

    Lâu nay chúng ta quen với mệnh đề “Giới trẻ là người làm chủ đất nước tương lai” và dường như từ lâu nó đã trở thành khẩu hiệu hành động của nhiều đơn vị từ trung ương đến địa phương.

    Lẽ dĩ nhiên, nó phải có một giá trị nhất định khi trở thành khẩu hiệu hành động và động lực để người trẻ hướng tới trong tương lai. Tuy nhiên, từ khẩu hiệu này và thực tiễn sống động, tôi lại hơi băn khoăn suy nghĩ: tại sao không là hiện tại mà phải đợi đến tương lai? Mà tương lai thì là bao giờ?

    Hiện tại chúng ta thấy có thực trạng là một bộ phận giới trẻ khi đến tuổi trưởng thành (theo pháp luật qui định) thường vẫn chưa thể tự tin sống tự lập trong xã hội mà phải cậy nhờ đến cha mẹ, gia đình... Hay có những bộ phận giới trẻ tự tin, năng động, sáng tạo nhưng lại không được những “người lớn” tin tưởng giao trọng trách mà luôn gán cho: “Vẫn còn bồng bột lắm, chưa đủ bản lĩnh và chưa đủ kinh nghiệm đâu, cần phải cố gắng hơn”!

    Trong khi đó, thử nhìn ra thế giới: có những nghị sĩ, thống đốc bang ở độ tuổi 20, 30 và tuổi của các vị lãnh đạo đất nước đó cũng chỉ mới bước qua 40... Chúng ta nên biết rằng sự phát triển của thế kỷ 21 chủ yếu sẽ được quyết định bởi tư tưởng, hành động và khả năng sáng tạo của giới trẻ.

    Và những điều này lại được hình thành từ hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Có lẽ đã đến lúc cần giáo dục giới trẻ phải biết chia phần trách nhiệm xây dựng đất nước với dân tộc ngay ở thì hiện tại. Phải tạo cho người trẻ biết suy nghĩ, biết hành động và thay đổi, hiện tại phải tốt hơn ngày hôm qua và tương lai là sự thịnh vượng của quốc gia dân tộc.

    Vậy không còn cách nào khác là hãy cho người trẻ một niềm tin, cho họ được thử nghiệm và hãy giao trọng trách cho họ, đừng chờ tới tương lai. Họ có thể chiếm lĩnh tri thức để hoàn thành sứ mệnh phát triển đất nước.

    Giới trẻ sinh trong khoảng thập niên 1980 đã và đang tạo dựng nên thế kỷ này, chúng ta hay thường gọi là thế hệ 8X. Họ đang chuẩn bị thống lĩnh khoa học, tri thức... Các “kiến trúc sư” trẻ tuổi này sẽ sử dụng các ý tưởng và sự hiểu biết của thế hệ đi trước, và họ cũng sẽ thấy trong phần lớn vốn hiểu biết đó lại trở nên bất cập đối với họ.

    Vì vậy, hãy bao dung cho họ được phép suy nghĩ khác. Chỉ như thế đất nước ta mới có thể tiến xa, tiến nhanh và vững chắc đuổi kịp các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đừng lập trình cho họ phải làm thế này, phải làm thế kia, bởi qui luật phát triển đôi khi có những bước nhảy vọt chứ không đơn thuần là qui luật phát triển theo con đường tịnh tiến. Và tôi xin được nhấn mạnh là chỉ có những bước nhảy vọt chúng ta mới tiến kịp các nước phát triển.


    (Theo Tuổi trẻ)

      Hôm nay: 29/3/2024, 4:23 am