Chào mừng các bạn đến với Forum của VNMED,

- Mời bạn đăng nhập để có thể tham gia tất cả các diễn đàn và xem được tất cả các bài viết.
- Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản, hãy chọn "Đăng ký" (chỉ mất 2 phút để trở thành thành viên của forum). Lưu ý: xin vui lòng cho biết tên thật của bạn và đơn vị mà bạn đang học tập hay công tác. Xin chân thành cám ơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. Thân chào!

Join the forum, it's quick and easy

Chào mừng các bạn đến với Forum của VNMED,

- Mời bạn đăng nhập để có thể tham gia tất cả các diễn đàn và xem được tất cả các bài viết.
- Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản, hãy chọn "Đăng ký" (chỉ mất 2 phút để trở thành thành viên của forum). Lưu ý: xin vui lòng cho biết tên thật của bạn và đơn vị mà bạn đang học tập hay công tác. Xin chân thành cám ơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. Thân chào!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Công trình khoa học “made in” sinh viên

    chocolotus
    chocolotus
    VIP
    VIP


    Nam
    Tổng số bài gửi : 258
    Age : 38
    Đến từ : Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
    Sở thích : thích kết nối bạn bè
    Tài sản (PFD) : 11921
    Anh hùng điểm : 0
    Registration date : 25/02/2008

    Công trình khoa học “made in” sinh viên Empty Công trình khoa học “made in” sinh viên

    Bài gửi by chocolotus 20/1/2009, 10:17 am

    Công trình khoa học “made in” sinh viên Nld0109190879220

    Không chỉ học giỏi, sinh viên ngày nay còn biết áp dụng những điều đã học vào thực tế, đem lại lợi ích cho cộng đồng.

    “Học mà không nghiên cứu khoa học sẽ không có kinh nghiệm thực tế quý báu để ứng dụng vào cuộc sống” - sinh viên Hồ Tấn Cường, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, đã nhìn nhận như vậy. Đây cũng là nhận định chung của thế hệ sinh viên ngày nay trong việc học ĐH, hứa hẹn về một lớp nhà nghiên cứu mới năng động, thực tế.


    Nhà chế tạo robot
    Trong cuộc thi robot “Đường đua trẻ” 2008 của Thành đoàn TPHCM tổ chức tháng 12-2008 vừa qua, đội BKCTM1 do Phạm Phú Hiếu, Khoa Cơ khí Trường ĐH Bách khoa TPHCM, làm đội trưởng đã xuất sắc vượt qua 26 đội để đoạt giải nhất. “Mệt mỏi tan biến hết dù trước đó là một đêm thức trắng để ráo riết chuẩn bị cho cuộc thi” - Hiếu hân hoan kể lại.

    Niềm say mê chế tạo robot không dừng lại ở đó. Hiếu và các bạn cùng nhóm đang quyết tâm chuẩn bị cho kỳ thi Robocon tổ chức ở Huế vào giữa năm 2009. Khi được hỏi chế tạo robot khá tốn kém, Hiếu tươi cười khoe: “Mỗi robot tốn khoảng 2 triệu đồng. Là sinh viên không có nhiều tiền nên nhóm kết hợp với một số nơi tổ chức sự kiện thầu phần thiết kế điện và cơ khí, kiếm tiền “nuôi” niềm say mê robot”.

    Hiếu mong muốn thành lập các diễn đàn phổ biến kiến thức, trao đổi kinh nghiệm cho các sinh viên say mê chế tạo robot, mua bán các mô hình về robot... Hiếu cũng sẽ bắt tay vào chế tạo một robot biết mang nước uống, đồ ăn, dọn dẹp vệ sinh... phục vụ cho gia đình, tiến tới thương mại hóa sản phẩm phục vụ công chúng.


    Chuyển giao công nghệ khi vừa hoàn thành
    Với đề tài “Nghiên cứu và xây dựng từ điển trên G-phone”, nhóm nghiên cứu của Đoàn Chánh Thức, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TPHCM, đã đoạt giải nhất Euréka năm 2008. Ngay tại lễ trao giải, công trình được chuyển giao cho Bưu điện TPHCM để đưa vào ứng dụng. G-phone là điện thoại thời thượng dùng hệ điều hành Android - một hệ điều hành còn mới toanh, ít người biết đến.

    Nhưng nhận thấy đây là sản phẩm có nhiều tính năng độc đáo, thông minh và sẽ được ưa chuộng trong tương lai, Thức đã chấp nhận thử thách lao vào tìm hiểu. Ngoài dữ liệu phong phú, tra từ nhanh và chính xác... làm hài lòng người sử dụng, ứng dụng còn hỗ trợ phát âm cho tiếng Việt và tiếng Anh.

    “Hệ điều hành này quá mới nên tài liệu ở VN chưa có, những người hiểu về vấn đề này ở VN cũng rất hiếm nên em phải tự mò mẫm trên internet, trao đổi trên các diễn đàn nước ngoài, thông tin đã ít mà lại không đáng tin cậy nên nhiều khi thấy “đuối” ghê lắm” - Thức kể. Có những buổi Thức ngồi miệt mài trên máy tính quên cả ăn uống, nghỉ ngơi. Có những phần phải thử đi thử lại không biết bao nhiêu lần, nhưng cuối cùng Thức cũng thành công.

    Nuôi nhộng ruồi xử lý rác thải

    Nhộng ruồi có khả năng xử lý chất thải, làm giảm thể tích rác thải từ chế biến thủy sản và nông nghiệp. Những con ruồi sau khi xử lý chất thải lại có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể đem sấy khô làm thức ăn cho gia súc và thủy sản. Đó là kết quả nghiên cứu từ đề tài “Tận dụng phụ phẩm trong chế biến thủy sản để nuôi nhộng ruồi” của Hồ Tấn Cường cùng các sinh viên Khoa Thủy sản Trường ĐH Nông Lâm TPHCM.

    Cường đã cùng các bạn lân la tới các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản để mua ruột, da, xương cá, vỏ thơm, vỏ trái cây đem về nuôi nhộng ruồi. Sau 3 đợt nuôi thử nghiệm trên các môi trường khác nhau với các thành phần nội tạng mực, ruột cá, vỏ thơm, phế phẩm khoai tây... nhóm đã thu được kết quả khả quan, được các thầy cô đánh giá có tính ứng dụng cao.

    Những ngày đầu nuôi nhộng bị chết nhiều khiến cả nhóm muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, cả nhóm đã quyết tâm dù khó nhưng cũng phải làm cho được vì học phải có nghiên cứu để ứng dụng vào cuộc sống. Cường mong muốn đề tài của mình được ứng dụng rộng rãi, góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm ở các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản.

    Theo Thanh Lê

      Hôm nay: 19/5/2024, 11:31 am