Chào mừng các bạn đến với Forum của VNMED,

- Mời bạn đăng nhập để có thể tham gia tất cả các diễn đàn và xem được tất cả các bài viết.
- Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản, hãy chọn "Đăng ký" (chỉ mất 2 phút để trở thành thành viên của forum). Lưu ý: xin vui lòng cho biết tên thật của bạn và đơn vị mà bạn đang học tập hay công tác. Xin chân thành cám ơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. Thân chào!

Join the forum, it's quick and easy

Chào mừng các bạn đến với Forum của VNMED,

- Mời bạn đăng nhập để có thể tham gia tất cả các diễn đàn và xem được tất cả các bài viết.
- Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản, hãy chọn "Đăng ký" (chỉ mất 2 phút để trở thành thành viên của forum). Lưu ý: xin vui lòng cho biết tên thật của bạn và đơn vị mà bạn đang học tập hay công tác. Xin chân thành cám ơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. Thân chào!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Hợp tác khai thác sông Mekong

    chocolotus
    chocolotus
    VIP
    VIP


    Nam
    Tổng số bài gửi : 258
    Age : 37
    Đến từ : Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
    Sở thích : thích kết nối bạn bè
    Tài sản (PFD) : 11881
    Anh hùng điểm : 0
    Registration date : 25/02/2008

    Hợp tác khai thác sông Mekong Empty Hợp tác khai thác sông Mekong

    Bài gửi by chocolotus 12/7/2008, 2:04 pm

    SGGP:: Cập nhật ngày 23/06/2006 lúc 22:05'(GMT+7)

    Việc 4 nước thành viên trong Ủy hội (UH) Sông Mekong (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) cùng ký thỏa thuận về duy trì dòng chảy chính trên sông Mekong (ngày 22-6 tại TPHCM) đánh dấu một thời kỳ mới của việc hợp tác nhằm đảm bảo cho cả lưu vực phát triển một cách bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với Việt Nam, thỏa thuận này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long về lâu dài.

    Theo Tiến sĩ Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây là thủ tục quan trọng để thực hiện Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong mà 4 nước đã ký kết từ năm 1995, thể hiện sự tiếp tục cam kết giữa các nước trong việc duy trì dòng chảy, tránh sử dụng nguồn nước kiệt quá giới hạn cho phép nhằm đảm bảo sự cân bằng sinh thái cho cả lưu vực.

    Duy trì dòng chảy ngược tự nhiên vào Biển hồ Tonle Sap (Campuchia) trong mùa lũ, để tích lại và xả nước vào mùa khô cho đồng bằng sông Cửu Long và việc nuôi trồng thủy sản ở Campuchia.

    Thỏa thuận này cũng quy định việc hạn chế xả nước từ những công trình thủy lợi và thủy điện ở thượng nguồn, nhằm không gây ra tình trạng “lũ nhân tạo” gây hại phần hạ nguồn.

    Việc ký kết này thể hiện sự hiểu biết lẫn nhau trong việc sử dụng nguồn tài nguyên nước vì lợi ích của người dân trong lưu vực giữa các quốc gia. Thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng và kiểm soát các hoạt động phát triển trong lưu vực về thủy lợi, thủy điện, phát triển nguồn nước tưới, giao thông thủy và việc chuyển nước sang lưu vực sông khác để đảm bảo dòng chảy sông Mekong được duy trì một cách thích đáng nhằm phát triển lưu vực sông Mekong bền vững cả về kinh tế, xã hội và nhất là môi trường.

    Đó là sự tin tưởng lẫn nhau và cùng chung tầm nhìn về một tương lai, thể hiện ý nghĩa đích thực về sự hợp tác lâu dài, đảm bảo sự thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội và văn hóa của hơn 60 triệu người dân sinh sống trong kưu vực và thế hệ mai sau. Đó chính là “tinh thần Mekong”.

    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan, ngài Yongyut Tiyapairat cho biết, bước tiếp theo dành cho Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mekong chuẩn bị các hướng dẫn kỹ thuật, chọn vị trí các trạm thủy văn để giám sát dòng chảy và mực nước trên sông để thực thi. Các nước phải sẵn sàng đối phó với việc gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên liên quan khác.

    Dân số ngày càng tăng và các nền kinh tế ngày càng mở rộng. Vì vậy cần phải xác định cách thức để có thể sử dụng tài nguyên nước trong lưu vực một cách tối ưu nhất trong quá trình quản lý sử dụng, sản xuất lương thực, sản xuất năng lượng, giao thông thủy an toàn và du lịch văn hóa, đồng thời vẫn phải phòng ngừa các tác động bất lợi và duy trì sự cân bằng sinh thái.

    Các tài nguyên nước xuyên biên giới cần phải được quản lý tốt nếu muốn đạt được mục đích phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo trong vùng và việc ký kết này tiến đến một bước gần hơn nhằm đạt được mục tiêu đó. Chúng ta cũng cần nhận thức việc phải giữ gìn và thúc đẩy bản sắc “văn hóa Mekong”- văn hóa đặc thù được người dân trong lưu vực hưởng thụ và giữ gìn.

    CÔNG PHIÊN

      Hôm nay: 29/4/2024, 10:28 pm