Chào mừng các bạn đến với Forum của VNMED,

- Mời bạn đăng nhập để có thể tham gia tất cả các diễn đàn và xem được tất cả các bài viết.
- Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản, hãy chọn "Đăng ký" (chỉ mất 2 phút để trở thành thành viên của forum). Lưu ý: xin vui lòng cho biết tên thật của bạn và đơn vị mà bạn đang học tập hay công tác. Xin chân thành cám ơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. Thân chào!

Join the forum, it's quick and easy

Chào mừng các bạn đến với Forum của VNMED,

- Mời bạn đăng nhập để có thể tham gia tất cả các diễn đàn và xem được tất cả các bài viết.
- Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản, hãy chọn "Đăng ký" (chỉ mất 2 phút để trở thành thành viên của forum). Lưu ý: xin vui lòng cho biết tên thật của bạn và đơn vị mà bạn đang học tập hay công tác. Xin chân thành cám ơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. Thân chào!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Nhiều thách thức trong TT-GDSK cho trẻ đường phố

    chocolotus
    chocolotus
    VIP
    VIP


    Nam
    Tổng số bài gửi : 258
    Age : 37
    Đến từ : Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
    Sở thích : thích kết nối bạn bè
    Tài sản (PFD) : 11875
    Anh hùng điểm : 0
    Registration date : 25/02/2008

    Nhiều thách thức trong TT-GDSK cho trẻ đường phố Empty Nhiều thách thức trong TT-GDSK cho trẻ đường phố

    Bài gửi by chocolotus 19/2/2009, 8:47 pm

    Nhiều thách thức trong TT-GDSK cho trẻ đường phố Nhieuthachthuc

    (Medinet TP.HCM) - Theo kết quả đánh giá dự án “Cung cấp cho giáo dục viên những kỹ năng làm việc với trẻ đường phố về HIV/AIDS “ của tổ chức SCS do Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM (T4G) thực hiện trong thời gian vừa qua cho thấy chỉ có 33% trẻ đường phố (TĐP) thay đổi kiến thức sau khi được truyền thông, 16% thay đổi hành vi và 7% không có thay đổi gì.

    Trong khi đó, số lượng giáo dục viên (GDV) được tập huấn kỹ năng GDSK từ 1 – 3 lần chiếm đến 62,5%. Theo các sinh viên tình nguyện, ngoài những khó khăn chung về thời gian, việc truyền đạt những kiến thức liên quan đến giới tính cũng làm TĐP e ngại sự nghi ngờ, kỳ thị của cộng đồng.

    TĐP là những trẻ chịu nhiều thiệt thòi nhất về các chính sách hỗ trợ và chăm sóc sức khoẻ. Bên cạnh đó, môi trường sống của các em đầy những nguy cơ và chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, đa phần là không tốt. Trong buổi tổng kết 5 năm thực hiện dự án, ThS BS Trương Trọng Hoàng, Phó GĐ T4G cho biết TĐP lo sợ về nhiều vấn đề sức khỏe như: bị hiếp dâm và quấy rối tình dục, cướp giật, dụ dỗ quan quan hệ đồng tính v.v… Thế nhưng các em lại rất khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thông thường khi có bệnh các em không biết làm gì chỉ chờ đến khi hết bệnh, có một số xin người quen giúp đỡ hoặc xin bác sĩ phòng mạch tư khám bệnh. Trường hợp nặng hơn thì các em mới nhờ người lớn quen hoặc GDV đưa đi bệnh viện. Khi được hỏi, các em rất mong muốn được biết thông tin về cách phòng tránh HIV/AIDS, tác hại của ma túy, cách thức phòng bệnh và nâng cao sức khỏe v.v…

    Chia sẻ những khó khăn trong việc truyền thông về HIV/AIDS cho trẻ đường phố, chị Lê Thị Thu Thủy, Cơ sở Bảo trợ xã hội Thảo Đàn cho biết: “Để trao kiến thức làm cho các em thay đổi hành vi là cả một quá trình trong khi TĐP là những nhóm động, GDV cũng thay đổi nhân sự thường xuyên cho nên khó đạt được mục tiêu và kết quả như mong muốn. Trong khi những người triển khai chương trình cũng không đủ chuyên môn để theo dõi, đánh giá quá trình này. Nên mời các chuyên gia để tập huấn cho GDV những cách truyền thông khác nhau theo từng nhóm trẻ (mới hoặc cũ phải có cách truyền thông khác nhau). Các GDV thay vì hoạt động riêng lẻ từng dự án nên phối hợp với nhiều chương trình khác để đưa ra những nội dung thiết thực và phù hợp cho trẻ”. Chị Nguyễn Lam Anh, Mái ấm Hoa hồng nhỏ khẳng định: “ Việc truyền thông không thể nói là không hiệu quả. Việc nhóm trẻ động, thay đổi thường xuyên không kiểm soát được, lớp trẻ đã tiếp cận ra đi, những trẻ khác làm lại từ đầu. Thực tế, nếu đã được tiếp cận thì khi trẻ ra đời cũng đã có hành trang kiến thức, ít nhất cũng ý thức hơn được vấn đề dịch bệnh cho bản thân mình và cộng đồng”.

    Các dịch vụ hỗ trợ hiện nay đã hướng về TĐP nhưng vẫn còn chưa phù hợp, gây khá nhiều khó khăn cho các em chẳng hạn như việc cung cấp nhân thân trước khi được hỗ trợ trong khi các em đa số đều không có giấy tờ tuỳ thân. Về vấn đề này, bà Phan Thanh Minh, Sở Lao động Thương binh Xã hội TP.HCM cho rằng việc các em không có giầy tờ tuỳ thân để tiếp cận được các dịch vụ một phần có trách nhiệm của các tình nguyện viên tham gia trong dự án. Ở đây chưa có sự liên kết và sử dụng hết các nguồn lực cho vấn đề này. Chị Trương Hồng Tâm, Mái ấm Thanh Tâm chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ cho TĐP trong việc được khám chữa bệnh ở các bệnh viện bằng cách tạo mối quan hệ với các bác sĩ, những người có liên quan để nhờ hỗ trợ khi cần. Thế nhưng không phải GDV nào cũng có khả năng tạo các mối quan hệ như vậy. Vì vậy, rất cần phát triển thêm nhiều dịch vụ thân thiện hướng về TĐP, giúp các em có một cái nhìn lạc quan hơn trong cuộc sống.
    KIM TUYẾN

      Hôm nay: 27/4/2024, 1:02 am